Danh mục sản phẩm

Việt Nam cần phát triển vi mạch để thoát khỏi lắp ráp

Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Trung ương IV (khoá XI) ở Hà Nội ngày 15/1, ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, chia sẻ, lĩnh vực phần cứng đã có những tín hiệu tốt từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, năm 2012, Intel đã xuất khẩu 1,4 tỷ USD, gấp đôi so với năm 2011 còn Samsung cũng xuất khẩu trên 10 tỷ USD... Dù vậy, ngành này vẫn chủ yếu là kiểm thử, lắp ráp, đóng gói... tức phần có giá trị gia tăng thấp nhất.

Chính vì thế, TP HCM giai đoạn này sẽ tập trung cho phần cứng, cốt lõi là phát triển vi mạch điện tử. "Nếu chúng ta phát triển được vi mạch - bộ não của các thiết bị điện tử - thì chúng ta sẽ thoát được khỏi công nghiệp lắp ráp, thoát khỏi công nghiệp vặn ốc như hiện nay. Chương trình sẽ bao gồm dự án về đào tạo, vườn ươm, phát triển thị trường, thiết kế, sản xuất, xây dựng nhà máy", ông Hà cho biết.

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Danh mục 9 sản phẩm quốc gia và vi mạch bán dẫn được đưa vào danh mục này dù mới chỉ ở cấp dự bị. Đây được coi là tín hiệu tích cực bởi theo TS Đỗ Văn Lộc, nguyên vụ trưởng vụ Công nghệ cao thuộc Bộ Khọc và công nghệ, hiện Việt Nam chưa hình thành cái gọi là công nghiệp vi mạch. Những bước đi manh nha đã xuất hiện từ 30 năm trước nhưng do nhiều yếu tố tác động mà lĩnh vực này đã không thể phát triển. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ linh kiện bán dẫn ở Việt Nam lên tới 2 tỷ USD mỗi năm.

Tháng 8/2012, Ban chỉ đạo Chương trình phát triển vi mạch TP HCM đã họp thẩm định dự án nhà máy sản xuất vi mạch (chip điện tử) đầu tiên của Việt Nam do Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV làm chủ đầu tư. Dự án được chia thành hai giai đoạn: Từ 2011 đến quý III/2013 là giai đoạn nghiên cứu thị trường, thiết kế, tuyển nhân sự, đầu tư máy móc còn từ quý IV/2013 đến I/2015 là lắp đặt, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử nghiệm và sản xuất thương mại. Dự kiến khi hoàn thành, nhà máy sẽ cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu 1,8 tỷ chip mỗi năm, doanh thu 90 triệu USD một năm, hoàn vốn trong 9 năm và giúp giảm nhập siêu linh kiện, vi mạch trong 10 năm tương đương 5 tỷ USD.

Giới chuyên gia tin rằng, trình độ phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam đã có những bước phát triển, đồng thời với sự quan tâm của giới công nghiệp như Nhật Bản, tình hình công nghệ vi mạch của Việt Nam trong tương lai sẽ có nhiều đột phá.

Châu An

Cùng chuyên mục

Việt Nam chế tạo thành công vi mạch chuyên dụng mã hoá video

Việt Nam chế tạo thành công vi mạch chuyên dụng mã hoá video

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức lễ công bố thông tin về sản phẩm vi mạch VNU-UET VENGME H.264/AVC@2014 (gọi tắt là VENGME H.264/AVC). Đây là vi mạch chuyên dụng mã hoá video đầu tiên của Việt Nam.

06-04-2021
Tập đoàn Intel sẽ mở cửa nhà máy 1 tỷ USD ở Việt Nam

Tập đoàn Intel sẽ mở cửa nhà máy 1 tỷ USD ở Việt Nam

Tập đoàn Intel của Mỹ sẽ mở cửa nhà máy lắp ráp và kiểm tra chip với quy mô 1 tỷ USD ở Việt Nam vào cuối tháng này, tờ Wall Street Journal dẫn lời một quan chức điều hành tập đoàn cho biết.

06-04-2021
Đánh giá nhanh CPU Core i5-11400 thế hệ 11

Đánh giá nhanh CPU Core i5-11400 thế hệ 11

30-11--0001
THỔI BAY NẮNG HÈ CÙNG MSI

THỔI BAY NẮNG HÈ CÙNG MSI

30-11--0001
BUILD MÁY CHƠI TẾT NHẬN QUÀ KẺO HẾT CÙNG MSI

BUILD MÁY CHƠI TẾT NHẬN QUÀ KẺO HẾT CÙNG MSI

30-11--0001
Chọn bàn phím cơ phù hợp với công việc và giải trí hằng ngày

Chọn bàn phím cơ phù hợp với công việc và giải trí hằng ngày

14-10-2022
Gaming không giới hạn cùng Newgear

Gaming không giới hạn cùng Newgear

22-03-2023
Giải nhiệt mùa Hè cùng Hiksemi Vietnam

Giải nhiệt mùa Hè cùng Hiksemi Vietnam

05-05-2023