Chọn bàn phím cơ phù hợp với công việc và giải trí hằng ngày
Bàn phím cơ luôn mang lại những trải nghiệm đáng giá cho công việc và giải trí hằng ngày của chúng ta, từ chơi game, gõ văn bản, viết code, thiết kế đồ họa,…công việc nào cũng đòi hỏi độ chính xác cao và tốc độ gõ nhanh mà những chiếc bàn phím cơ mang lại. Vì thế việc lựa chọn và đầu tư một chiếc bàn phím cơ cho công việc không bao giờ là quá muộn. Vậy nên lựa chọn bàn phím cơ như thế nào cho phù hợp với tính chất công việc và giải trí?
Bạn thích kiểu Layout phím nào?
Thật ra để nói về layout phím thì chúng ta sẽ có khá nhiều vấn đề, đặc biệt là hai khái niệm “Form factors” và “Layout”, đây là hai tầng khái niệm cơ bản nếu bạn thật sự quan tâm về cấu trúc của một chiếc bàn phím.
Tuy nhiên trong bài viết này mình sẽ dùng từ “layout phím” cho các bạn dễ hình dung hơn thay vì nói “Form factors”.
- Fullsize
Đây là layout phím khá phổ biến hiện nay với 104 phím, nó có đầy đủ từ cụm phím ký tự, cụm số, cụm mũi tên đến tất cả những phím chức năng còn lại khác. Một chiếc bàn phím cơ với layout phím fullsize sẽ phù hợp hơn khi đặt cố định trên bàn, ít khi dịch chuyển qua lại, layout phím này thường được dân văn phòng sử dụng khá phổ biến, những người thường xuyên phải làm việc với những con số, như kế toán chẳng hạn.
- Tenkeyless
Là bàn phím có diện tích 80% so với diện tích chuẩn của fullsize. Thông thường có 88 phím tùy bố cục. Tenkeyless keyboard sẽ bị lược bỏ cụm phím số so với fullsize. Kích cỡ tenkeyless rất phổ biến, đặc biệt trong giới gamers.
- Layout 75%
Đây là kích cỡ nhỏ hơn tenkeyless một chút. Nhưng không lược bỏ thêm phím mà chỉ là nhồi nhét các phím vào cùng trong một không gian nhỏ gọn hơn cho vừa 75% so với fullsize thôi. Chính vì vậy nó không thật sự phù hợp với việc chơi game hoặc nhóm người dùng thích sự thoải mái khi gõ phím hay có kích cỡ bàn tay to.
- Layout 60%
Là cỡ tenkeyless đã bị lược bỏ luôn cả cụm mũi tên và một số phím chức năng thường nằm bên tay phải của fullsize. Kích cỡ này có ưu điểm rất lớn là tiết kiệm không gian, độ tùy biến cao và có rất nhiều mẫu mã thiết kế để lựa chọn. Nó luôn đi kèm một lớp lập trình là phím PN dùng cùng các phím khác để thay thế phím chức năng đã mất. Cỡ này chuyên được dùng bởi các gamers chơi trò chơi tốc độ cao như MOBA hoặc FPS.
- Layout 65%
Là cỡ 60% + cụm phím mũi tên. Nhưng điểm khác lạ là cụm mũi tên bị phân bổ ra nhiều vị trí để nằm chung vừa vặn với các phím ký tự. Nên có thể sẽ tốn một thời gian ban đầu để làm quen. Nó cũng có kích cỡ rất nhỏ gọn, thiết kế tinh xảo thẩm mỹ cao. Nhưng đáng tiếc là độ linh hoạt không cao và rất khó thay keycap vì kích thước keycap đôi khi hơi khác thường của nó.
Kết luận: Nếu bạn là game thủ thì có thể lựa chọn cho mình nhóm bàn phím fullsize hoặc TKL, nếu bạn không gặp vấn đề gì về cấu trúc phím 75% thì vẫn có thể lựa chọn bàn phím này để chơi game. Còn làm, lập trình, viết content, văn phòng,… thì tất cả loại phím trên đều phù hợp với bạn, tuy nhiên phím layout 65% hoặc 60% sẽ không thích hợp cho những ai thường xuyên làm việc trên những con số như kế toán chẳng hạn.
Switch – Linh hồn của một chiếc bàn phím
Trong bài viết này mình sẽ đưa ra 3 nhóm switch dựa trên thang đo âm thanh phát ra và thang đo về mức độ đã tay khi gõ phím của bạn.
- Nhóm Switch tactile và có clicky:
- Đây là nhóm switch phát ra tiếng click mỗi khi bạn nhấn phím. Tiếng click này báo hiệu phím đã nhận tín hiệu. Switch cho phản hồi về tay tốt nhất khi tactile bump lớn, tạo phản hồi lên cả tay và tai.
- Những loại Switch này thường là “Blue switch”
- Nhóm switch tactile và non-clicky
- Đây là nhóm switch trung tính, không quá sướng khi gõ như nhóm clicky và không được êm như nhóm linear khi bạn cần phải vượt qua một cái bump nho nhỏ phản hồi lên tay mình. Nhóm switch này phù hợp cả chơi game lẫn gõ văn bản.
- Những loại Switch này thường là “Brown switch”
- Nhóm switch linear
- Đây là nhóm switch thiên về cảm giác gõ floating, ít cảm giác cơ, ít cảm giác tay nhất và cũng ít cảm giác ồn ào nhất. Nhờ cơ chế chuyển động tịnh tiến, bạn hoàn toàn có thể chủ động giảm tiếng ồn bằng cách gõ lướt không chạm đáy. Tuy nhiên đánh đổi ở đây là cảm giác gõ sướng tay và sướng tai so với nhóm switch clicky nhưng bù lại bạn có thể spam phím, gõ phím với tốc độ cao hơn.
- Đây là nhóm switch phù hợp chơi game hơn tất cả loại switch kể trên và cũng phù hợp gõ văn bản nữa
- Những loại Switch này thường là “Red switch”
- Nhóm switch silent
- Thường đây là nhóm switch linear (Red và black switch) nhưng được thêm vào một damper (đệm) giúp giảm âm thanh khi switch chạm đáy phát ra.
- Nếu bạn có nhu cầu đặc biệt về hạn chế tiếng ồn hoặc bạn thường xuyên làm việc trong một phòng chung, bạn chắc chắn không muốn làm phiền người xung quanh khi cày đêm nên đây là nhóm switch thích hợp nhất cho bạn.
- Những loại Switch này thường là “Silent Red switch, Pink switch, Topre silent,…”
- Nhóm switch low-profile
- Nhóm switch này ngoài low profile còn giúp cho bàn phím cơ mỏng hơn, gọn gàng hơn và lịch sự hơn so với các bàn phím cơ truyền thống. Không chỉ rút gọn về chiều cao, các switch Low profile còn nhạy hơn nhờ cho switch nhận lệnh sớm hơn cũng như hành trình phím được rút ngắn từ 4mm xuống 3.2mm hoặc thậm chí 2.5mm (với một số switch quang học mới từ Keychron) cho độ phản hồi cũng như tốc độ gõ phím nhanh hơn.
- Nếu bạn là một nhân viên văn phòng, một coder và một gamer, loại switch này rất hợp với bạn bởi tốc độ phản hồi nhanh cũng như cho phép chiếc bàn phím cơ của bạn nhìn rất sexy và gọn gàng. Đây là nhóm switch có thể nói là phù hợp với tất cả mọi người, là một loại switch cực kì phù hợp với beginner.
- Một số nhà sản xuất nổi bật phải kể đến là: Optical switch Keychron Low-profile, Cherry switch Low-profile và Gateron switch Low-profile.
- Switch topre
- Đây là nhóm switch độc đáo nhất, lạ nhất khi chúng không hẳn là switch cơ học cũng như không hẳn là một bàn phím cao su thông thường. Về cảm giác nhấn thì Topre khá giống bàn phím cao su nhưng nhẹ nhàng hơn với cảm giác Soft-Tactile lạ lẫm khi nhấn xuống mượt mà và thả tay ra phím nảy lên rất nhanh và dứt khoát.
- Đây cũng là nhóm switch có cấu tạo phức tạp nhất, một số loại switch topre: Topre 55g, Topre 45g (chỉ có trên dòng RGB), Topre Variable (bao gồm các lực nhấn 30g, 45g, 55g được bố trí tùy theo khu vực phím).
Kết luận:
- Nếu bạn là một game thủ thì Blue switch, Red switch hoặc Low profile switch, Topre switch phù hợp với bạn nhất. Bạn là một game thủ chơi những tựa game bắn súng, low profile red và Red switch sẽ phù hợp với bạn hơn cả.
- Nếu bạn là lập trình viên, nhân viên văn phòng, desgner, nhà báo,…thì các bạn có thể thoải mái lựa chọn loại switch tùy thích mà không có yêu cầu bắt buộc nào, tuy nhiên nếu bạn làm việc văn phòng, khu vực nhiều người cần hạn chế tiếng ồn thì bạn nên chọn nhóm switch Linear hoặc switch Silent.
Khả năng kết nối
- Đa số các loại bàn phím phổ biến đều sử dụng kết nối có dây để tăng tính ổn định. Tuy nhiên công nghệ hiện nay phát triển ngày nhanh, kết nối Bluetooth cũng ổn định hơn nhờ công nghệ Bluetooth 5.0 mới, một số mẫu bàn phím còn được trang bị kết nối không dây 2.4G đem tới cho người sử dụng nhiều loại kết nối để thuận tiện cho công việc.
Kết luận:
- Nếu bạn là game thủ yêu cầu độ chính xác cao, tuyệt đối, không độ trễ thì kết nối có dây và không dây 2.4G luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Còn nếu là dân văn phòng, người dùng phím cơ bản thì các bạn có thể thoái mái lựa chọn kiểu kết nối mà mình thích tùy theo mẫu mã bàn phím.
Tính năng Hot-swap
- Nếu bạn là người chơi phím, muốn custom chiếc bàn phím của mình với các loại switch khác nhau thì lựa chọn những chiếc bàn phím có tính năng Hot-swap là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên tính năng này không chỉ dành cho những người chơi phím mà những dân văn phòng, người dùng cơ bản muốn thay đổi loại switch cho phù hợp với tính chất công việc thì cũng nên chọn những chiếc bàn phím có tính năng này.
Mốt số bàn phím cơ giá rẻ nổi bật mà SiliconZ muốn giới thiệu:
- Akko 3108 V2 - Fullsize
- Keychron K8 - TKL
- Anne Pro 2 - 60%
- NIZ Atom 65%
- Keychron K3v2 - switch Low-profile Hot-swap
Nguồn: SiliconZ VN